Văn hóa - Xã hội Bỉm_Sơn

Giáo dục

Thị xã Bỉm Sơn là một trong những vùng "đất học" của tỉnh Thanh Hóa. Trường PTTH Bỉm Sơn thường có tỉ lệ đậu đại học hàng năm chỉ xếp sau trường PTTH chuyên Lam Sơn trong tỉnh.Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh Bỉm Sơn đỗ vào các trường đại học đạt trên 40%, riêng năm 2006 đạt 62%.

Trên địa bàn thị xã có trường cao đẳng tài nguyên và môi trường miền Trung (Đã được sáp nhập vào Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và cơ sở 2 của trường cao đẳng nghề LILAMA 1.

Lễ hội

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Bài chi tiết: Lễ hội đền Sòng

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội được tổ chức hàng năm để thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử được nhân dân ta tôn thờ. Ngoài ra, cũng là thời điểm nhân dân thị xã tỏ lòng nhớ ơn tới vị hoàng đế ảo vải Quang Trung. Tại nơi đây, năm 1789, Nguyễn Huệ đã cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở đã dừng chân để tập kết quân lương, chiêu mộ binh lính, trước khi tiến ra bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh.Trong dân gian còn có câu:

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

hay:

Nhất vui là hội Phủ GiàyVui là vui vậy, không tày Sòng Sơn[12]

lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10/2 đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Nhưng đông vui nhất là ngày 26/2, tương truyền là ngày Thánh Mẫu hạ giới.[13]

Lễ hội đền thờ bát Hải Long Vương

Đền thờ bát Hải Long Vương là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội được tổ chức vào 24 - 8 âm lịch.[14]

Di tích, danh thắng

Đèo Ba Dội

Bài chi tiết: Đèo Tam Điệp

Đèo Ba Dội (hay còn gọi là đèo Tam Điệp) nằm giữa 2 tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Đèo Ba Dội đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.[15]

Hồ Cánh Chim

Hồ Cánh Chim có diện tích 201.000m2 và 33.000m3 nước trữ lượng. Sở dĩ có tên là Cánh Chim vì đứng trên đèo Ba Dội nhìn xuống, hồ có dáng một con chim đang vút cánh bay cao.[15] Hồ Cánh Chim là một danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia.

Quần thể động Cửa Buồng

Hệ thống động Cửa Buồng gồm 3 động: Động Cô Tiên, động Đào Nguyên và động Cửa Buồng, nằm giữa 2 núi Tượng Sơn và Điểu Sơn (núi hình con voi và núi hình con chim). Nhiều danh nhân đã từng tới đây và để lại dấu ấn của mình.

Năm 1408, Nguyễn Trãi trên đường tìm minh chủ Lê Lợi đã qua đây và viết ở phiến đá giữa cửa động chữ Trãi theo lối chữ triện, đến nay vẫn còn.

Hải Thượng Lãn Ông cũng có bài thơ ca ngợi cảnh sắc động Đào Nguyên:

Đào Nguyên vân vũ vãn mơ hồThuỷ sắc thiên quang bán hữu vôVạn cổ càn khôn thanh cảnh tríHải sơn vi ngã bất tâm đồ

Trong dân gian còn lưu truyền về Nguyễn Huệ khi đưa đại binh ra Bắc đã cho tổ chức các cuộc nghị bàn kế sách giải phóng Thăng Long tại đây và cũng chính nơi đây Nguyễn Huệ đã được thần báo mộng phải tiến quân nhanh ra Bắc mới mong thắng trận. Khi trở về Phú Xuân, qua vùng đất này, Nguyễn Huệ đã có hai câu đối để cảm ơn thánh nhân, hiện nay hai câu đối đó vẫn còn lưu giữ tại đền Cây Vải hay còn gọi là đền Bà Giếng Tiên (thuộc Làng Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn).Hệ thống động cửa buồng là di tích được xếp hạng cấp quốc gia.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bỉm_Sơn http://www.lukhach24h.com/event/le-hoi-den-song.ht... http://veam-motor.com/index.php?act=content&cid=3 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baothanhhoa.vn/news/63675.bth http://bimson.gov.vn/ http://bimson.gov.vn/bimson/Default.aspx?ctl=Artic... http://bimson.gov.vn/bimson/Default.aspx?ctl=Artic... http://www.bimson.gov.vn/ http://www.bimson.gov.vn/bimson/xmbs/Default.aspx?... http://moc.gov.vn/en/web/guest/home/-/legal/2pBh/v...